CHUYÊN ĐỀ CỤM _VẬT LÍ 8

Lượt xem:

Đọc bài viết

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG

TỔ TOÁN- LÝ- TIN

 

CHUYÊN ĐỀ CẤP CỤM MÔN VẬT LÝ

 

Tên chuyên đề

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8

  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

        Môi trư­ờng Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh h­ởng tới chất l­ượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái đất.

          Bảo vệ môi tr­ường (BVMT) sống là bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại. Bảo vệ môi trư­ờng đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới

         Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong các con đường có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đảm bảo chiến lược cho cuộc sống bền vững.

       Giáo dục BVMT là một quá trình hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

          Giáo dục BVMT nhằm giúp mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và BVMT; những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề.

         Mục đích của giáo dục BVMT là làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường.

          Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVMT của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để BVMT. Do đó giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn.

     Chương trình Vật lí 8 là một trong những chương trình của Vật lí THCS cần thực hiện tích hợp giáo dục BVMT. Nhóm GV Vật lý THCS Kim Đồng hiểu được sự cần thiết tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học Vật lý và đã chọn đề tài này.

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tích hợp giáo dục BVMT là sự hòa trộn nội dung giáo dục môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

Tích hợp có thể được hiểu là sự kết hợp hữu cơ, có hệ thống ở mức độ khác nhau hoặc các hợp phần của một môn học thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các học phần của môn học đó.

     Dạy học tích hợp được xem là một trong những hướng dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của dạy học tích hợp là làm cho các quá trình học tập của học sinh phong phú hơn, phân biệt được cái cốt lõi với cái ít quan trọng hơn, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống cụ thể hiệu quả hơn; từ đó học sinh được tập luyện và những kĩ năng đa thành phần trong cuộc sống và học tập.

Các nguyên tắc tích hợp:

          – Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi trường.

          – Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện.

          – Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh vào kinh nghiệm thực tế mà các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với môi trường.

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN

            Có thể tóm tắt tình trạng môi trường của Việt Nam hiện nay như sau: cạn kiệt tài nguyên rừng, khoáng sản; suy thoái tài nguyên đất; ô nhiễm và suy kiệt tài nguyên biển; ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; chất độc do chiến tranh để lại gây hậu quả nặng nề; dân số tăng và phân bố không đều gây sức ép lớn đối với môi trường; …Nguyên nhân:

  1. Ô nhiễm do tự nhiên:

          Ô nhiễm tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão… Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm. Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển…

  1. Ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp

       Nước thải công nghiệp không có thành phần cố định. Thành phần cấu tạo phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của mỗi công ty. Nhưng dù thành phần như thế nào thì nó cũng có hại. Các chất gây hại chính có thể kể đến các kim loại nặng, độc hại như Cadimi, Asen, Cacbon monoxít, thủy ngân, chì, Niken…., các anion nitrat, photphat, sunphat… Khi thải ra, các chất thải sẽ được thải vào sông, biển. Khi không được xử lý kỹ sẽ khiến các nguồn nước này bị ô nhiễm. Con người hoặc sinh vật uống phải nước này sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

  1. Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt

    Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.

  1. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:

    Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

  1. Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.

Và còn nhiều nguyên nhân khác.

  1. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
  2. Các phương thức dạy học tích hợp giáo dục BVMT thường dùng là:

 – Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể  cũng chính là các kiến thức về BVMT mà người dạy định đưa vào;

 – Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung liên quan đến vấn đề BVMT mà người dạy định đưa vào. Đây là trường hợp thường xảy ra.

     Kinh nghiệm dạy học Vật lí lớp 8 nên theo phương thức tích hợp bộ phận; vì vậy, cần tuân theo những nguyên tắc nhất định, trước hết có thể là:

            + Tích cực hóa hoạt động học tập của HS;

            + Tích hợp các nội dung chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm; không tràn lan, tùy tiện;

            + Không biến bài học Vật lí thành bài học môi trường.

  1. Thiết kế bài dạy Vật lí 8 theo hướng tích hợp giáo dục BVMT

     Có thể nêu ra Qui trình thiết kế bài dạy Vật lí lớp 8 theo hướng tích hợp giáo dục BVMT bao gồm các bước có liên hệ chặt chẽ với nhau:

      1) Thiết kế mục tiêu dạy học: GV cần xác định rõ mục tiêu tích hợp là gì? Cần đạt tới mức độ nào?

      2) Thiết kế nội dung dạy học: Lựa chọn nội dung nào về giáo dục BVMT, nội dung đó có thể tích hợp với nội dung vật lí nào? Liên quan tới bước này, GV cần xác định được tập hợp tối thiểu những tình huống có thể tích hợp BVMT. Nắm được tất cả các pha tích hợp giáo dục BVMT có trong nội dung dạy học Vật lí.

     3) Thiết kế phương pháp dạy học: GV cần tổ chức những hoạt động nào và bằng những cách nào để đạt được mục tiêu dạy học tích hợp. Trong mỗi hoạt động cần phân biệt được hoạt động của GV và hoạt động của HS, phân bố thời lượng một cách hợp lí. Để có thể xác định được các phương pháp dạy học phù hợp, GV cần tìm hiểu kĩ về nội dung dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, trình độ tiếp thu của HS,… Từ đó có thể lựa chọn cách thức, cấp độ làm việc phù hợp.

     4) Chuẩn bị phương tiện dạy học: Tài liệu, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập,…

     5) Xác định nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá.

  1. Ví dụ:

                                    Tiết 6 :          LỰC MA SÁT.

I/ Mục tiêu:

  1. Kiến thức :

– Nhận biết được một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát.

– Bước đầu phân tích được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, lăn, nghỉ.

  1. Kỹ năng :

– Làm được TN để phát hiện ra lực ma sát nghỉ.

3.Thái độ :

– Tích cực, tập trung trong học tập, làm TN.

   4.Tích hợp :- Kiến thức môi trường:

+ Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.

+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.

– Biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.

+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn:  năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

II/ Chuẩn bị:

   – 1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả cân phục vụ cho TN

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
                                         A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS đọc thông tin đặt vấn đề ở SGK.

+ Giải đáp thắc mắc  sự khác biệt  đó như thế nào?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận.

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

* GV nêu vấn đề:

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thong tin SGK.

– HS thảo luận theo nhóm: Giải đáp thắc mắc về sự khác biệt

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

KTBC:

+ Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? Cho ví dụ

+Quán tính là gì? Cho VD? Hãy giải thích vì sao khi ngồi trên xe khách, khi xe cua phải thì người ta sẽ ngã về trái?

 

                                B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Tìm hiểu khi nào có lực ma sát.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

 GV: cho HS đọc phần 1 SGK

 GV: Lực ma sát do má phanh ép vào vành bánh xe là lực ma sát gì?

 GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?

GV: Hãy lấy VD về lực ma sát trượt trong đời sống?

GV: khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại, lực ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát lăn là gì?

    GV: hãy quan sát hình 6.1 SGK và hãy cho biết ở trường hợp nào có lực ma sát lăn, trường hợp nào có lực ma sát trượt?

GV: Cho HS quan sát hình 6.2 SGK

GV: Làm TN như hình 6.1

GV: Tại sao tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật vẫn đứng yên?

GV: Hãy tìm vài VD về lực ma sát nghỉ trong đời sống, kĩ thuật?

    Nhờ lực ma sát nghỉ mà ta đi lại được.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: Lực ma sát có lợi hay có hại?

GV: Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có hại?

 GV: Các biện pháp làm giảm lực ma sát?

 GV: Hãy nêu một số lực ma  sát có ích?

GV: nếu không có lực ma sát thì sẽ như thế nào?

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

    HS: Thực hiện đọc

    HS: ma sát trượt

 

HS: Vật này trượt lên vật kia

 

HS: Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà, chuyển động của bít tông trong xi lanh.

    HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật kia

 

HS: Hình a là ma sát trượt, hình b là ma sát lăn.

 

 

HS: Quan sát số chỉ của lực kế lúc vật chưa chuyển động

HS: Vì lực kéo chưa đủ lớn

HS: – Ma sát giữa các bao xi măng với dây chuyền trong nhà máy sản xuất xi măng nhờ vậy mà bao xi măng có thể chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện nhóm trả lời C1,C2; hoàn thành kết luận ghi vở.

– Các HS khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS: Có lợi và có hại.

HS: Ma sát làm mòn giày  ta đi, ma sát làm mòn sên và líp của xe đạp …

HS: Bôi trơn bằng dầu, mỡ.

HS: Vặn ốc, mài dao, viết bảng

HS: trả lời

I/ Khi nào có lực ma sát:

  1.Lực ma sát trượt:

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

C1: Ma sát giữa bố thắng và vành bánh xe.

Ma sát giữa trục quạt với ổ trục.

2.Lực ma sát lăn:

Lực này sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật kia.

     C2: – Bánh xe và mặt đường

– Các viên bi với trục

 

 

3.Lực ma sát nghỉ:

C4: Vì lực kéo chưa đủ lớn để làm vật chuyển động.

Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên gọi là lực ma sát nghỉ.

 

 

 

 

II/ Lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật:

   1.Ma sát có thể có hại:

 

2.Lực ma sát có ích:

                                   C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Qua bài học cần ghi nhớ những vấn đề gì?

– Gọi 1HS trả lời phần mở bài (câu C8)

Hướng dẫn HS câu C8

Cho HS ghi những ý vừa giải thích được.

    GV: Ổ bi có tác dụng gì?

GV: tại sao phát minh ra ổ bi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển kĩ thuật, công nghệ?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Yêu cầu HS nhận xét kết quả của bạn và tự nhận xét kết quả của mình.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các nhóm tự hỏi đáp lẫn nhau

 

– HS trả lời cá nhân

 

– HS hội ý theo nhóm bàn (4bạn) và trả lời câu C

HS: Chống ma sát

 

    HS: vì nó làm giảm được cản trở chuyển động, góp phần phát triển ngành động cơ học…

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– HS nhận xét kết quả của bạn

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

                                  D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS đọc thông tin có thể em chưa biết

– Hướng dẫn học sinh làm BT 6.1 SBT

Giáo dục BVMT

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

*Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ SGK.

– Làm BT 6.2; 6.3; 6.4 SBT

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin

 

– Thảo luận

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Các HS dõi nhận xét

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

                                      Tiết 14:                 SỰ NỔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

– Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

– Nêu được điều kiện nổi của vật.

– Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.

– Biết được ảnh hưởng của các chất khí thải đối với môi trường và ảnh hưởng của việc rò rỉ dầu lửa khi vận chuyển đối với sinh vật trong nước.

  1. Kĩ năng:

– Làm thí nghiệm, phân tích  hiện tượng, nhận xét hiện tượng.

  1. Thái độ: Rèn tính tích cực, tự giác trong học tập. Có ý thức tìm các biện pháp khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường nước và không khí.
  2. Tích hợp:

       – Đối với các chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước lên nổi lên trên mặt nước. Lớp dầu này ngăn cản việc hòa tan oxi vào nước vì vậy sinh vật không lấy được oxi sẽ bị chết.

Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải rất lớn (các khí thải NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S…) đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

      – Biện pháp GDMT:

+ Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí (sử dụng các quạt gió, xây dựng nhà xưởng đảm bảo thông thoáng, xây dựng các ống khói…).

+ Hạn chế khí thải độc hại.

+ Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn:  năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. CHUẨN BỊ

Cho mỗi nhóm học sinh:

– 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước                             – 1 chiếc đinh

– 1 miếng gỗ  có khối lượng lớn hơn đinh             – Hình vẽ tàu ngầm

– 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN   HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS quan sát hiện tượng: Thả hòn bi thép và hòn bi gỗ vào nước.

+ Giải đáp hiện tượng trên

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận.

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

* GV nêu vấn đề: tại sao hòn bi thép chìm còn  hòn bi gỗ vào nước thì nổi.

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS xem hiện tượng.

– HS thảo luận theo nhóm: Giải đáp thắc mắc của vấn đề vừa nêu ra.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

 

 

 

– Không nhất thiết phải yêu cầu HS trả lời đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Nghiên cứu điều kiện để vật nổi, vật chìm:

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? (C1)

Nêu phương và chiều của từng lực?

-Em hãy biểu diễn những lực này

Yêu cầu HS đọc và trả lời C2

-Khi vận chuyển dầu lửa mà bị rò rỉ hoặc tràn dầu sẽ gây ảnh hưởng gì?

-Chất khí thải do sinh họat và sản xuất của con người cũng gây ảnh hưởng tới môi trường ntn?

-Nêu các biện pháp khắc pphục các ảnh hưởng trên?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học.

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*  Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

*Như ở trên ta đã thấy, khi FA > P     thì vật nổi lên. Cuối cùng vật nổi hẳn trên mặt thoáng cuả chất lỏng thì sẽ chuyển động như thế nào?

– Khi vật đứng yên trên mặt chất lỏng thì quan hệ giữa P và FA sẽ như thế nào?

GV: Gợi ý thêm. Hãy quan sát phần miếng gỗ nổi trên mặt nước

– Yêu cầu HS trả lời C3, 4, C5

– Hãy rút ra nhận xét khi vật nổi trên mặt nước thì lực đẩy ác- si – mét được tính như thế nào?

– Tiếp tục cho HS thảo luận C6 để rút ra chú ý.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Khuyến khích các nhóm học sinh trình bày kết quả

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thí nghiệm của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

 

Hs:  Nêu phương và chiều của từng lực?

 

 

 

 

 

 

Hs:  Họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của GV.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện nhóm trả lời C1,C2; hoàn thành kết luận ghi vở.

– Các HS khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

 

HS:  Họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của Gv

 

 

 

 

 

HS:  Thảo luận nhóm C3, 4, 5, nêu phương án trả lời; nhận xét; bổ sung, ghi vở phần chốt kiến thức của GV.

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

I.Điều kiện để vật nổi, vật chìm

 

1.     P > FA  Vật chìm (Vật chuyển động xuống dưới ).

 

2.     P = FA Vật lơ lửng (Vật đứng yên).

 

3.     P < FA Vật nổi

 

(Vật chuyển động xuống dưới).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng

F = d.V

Trong đó:

F: độ lớn lực đẩy Ác- si – mét(N)

d: Trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)

V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng(m3)

 

 

                               C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Cho HS làm C6,7, 8, 9.

– Yêu cầu HS làm C6?

– Gọi 1HS trả lời phần mở bài (câu C7)

– Yêu cầu HS hội ý theo nhóm bàn (4 bạn) để trả lời câu C8,9

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các nhóm 2 bạn tự hỏi đáp lẫn nhau. Chứng minh cá nhân

– HS trả lời cá nhân

– HS hội ý theo nhóm bàn (3-4bạn) và trả lời câu C8,9

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– HS nhận xét kết quả của bạn và tự nhận xét kết quả của mình theo hướng dẫn của GV.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

Vận dụng:

 

C8. d (Hg) = 136 000 N/m3

d (sắt) = 78 000 N/m3

d (gỗ) = 8 000 N/m3

 

                                     D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Hướng dẫn HS giải bài tập: Một cục nước đá có thể tích V= 500 cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước, (biết KLR nước đá 0,92 g/cm3)(TLR của nước 10 000 N/m3)

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

*Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)

– Trả lời lại các câu hỏi trong SGK

– Làm hết các bài tập trong SBT

– Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”

– Đọc trước bài  13 (SGK).

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc đề, phân tích đề, tóm tắt và trình bày bài giải vào vở tập.

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– 1HS trình bày bài giải

– Các nhóm theo dõi nhận xét

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

 
  1. Tiết dạy minh họa

CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO CỦA CÁC CHẤT     

  1. MỤC TIÊU CHUNG:

1.Kiến thức:

Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

2.Kĩ năng:

Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách; do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

3.Thái độ:  Yêu thích môn học

                   Rèn tính độc lập suy nghĩ, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

  1. Đinh hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. THỜI LƯỢNG: 2 tiết ( Tiết 22 + tiết 23)

-Nội dung 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?

-Nội dung 2: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

  1. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Nội dung 1:  

                            Tiết 22:  CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?  

I.MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

  1. Kĩ năng:

Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

  1. Thái độ: Yêu thích môn học

                   Rèn tính độc lập suy nghĩ,ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

  1. Tích hợp :- Kiến thức môi trường:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. Nên các nguyên tử, phân tử chất này có thể xen lẫn vào khoảng cách của các nguyên tử, phân tử chất kia và ngược lại. Làm cho môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm.

  1. Ô nhiễm môi trường nước:

 

 

Cách khắc phục:

     – Xử lý nước thải đúng cách.

-Hướng đến nông nghiệp xanh.

-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như: vứt rác thải vào đúng nơi quy định, không xả chất độc hại trực tiếp ra ngoài môi trường, sử dụng hàm lượng thuốc hóa học đúng theo hướng dẫn,…

-Xử lý rác sinh hoạt đúng cách.

  1. Ô nhiễm môi trường không khí

Cách khắc phục:

-Không nên đốt rác bừa bãi

-Phân loại rác để đơn vị chuyên trách thu gom xử lý đúng quy trình, kỹ thuật, an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Hạn chế và tiến đến bỏ thói quen dùng túi ni lông sử dụng 1 lần.

  1. Đinh hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên:

 Cho cả lớp:

 Dụng cụ làm TN vào bài

-Hai bình chia độ hình trụ đường kính 20mm.

-Khoảng 50cm3 rượu và 50cm3 nước

  1. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài học

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
                                                 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-GV làm TN trộn rượu và nước

-Dùng que khuấy hỗn hợp rượu và nước hòa lẫn vào nhau.Gọi vài HS đọc lại kết quả thể tích hỗn hợp.

-Yều cầu HS so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của rượu và nước?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Gọi vài học sinh lên trả lời

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

– GV nêu vấn đề vào bài

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-HS quan sát GV làm TN

-Nhận xét trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

-Đại diện vài HS trả lời

-Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

 

 

 

 

 

                                        B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về cấu tạo của các chất

1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tìm hiểu cấu tạo của các chất.

-Tổ chức hoạt động nhóm tìm hiểu trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập.

-Hướng dẫn HS quan sát hình 19.2; 19.3 của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các nguyên tử Silíc, sắt, đồng… qua kính hiển vi để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Gọi đại diện vài HS lên trình bày, các HS khác đối chiếu-nhận xét.

– Chốt lại kiến thức cho HS.

*  Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử.

1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Trên hình 19.3, các nguyên tử Silic có được sắp xếp khít nhau không?

-Vậy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?

-GV giới thiệu mục II

-Giới thiệu TN mô hình

-GV hướng dẫn HS thảo luận để giải thích sự hụt thể đó.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả của học sinh.

-GV chốt lại câu giải thích đúng

-Liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu-nước đặt ra ở TN đầu bài.

-GV kết luận lại cho HS ghi vở

GV tích hợp:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. Nên các nguyên tử, phân tử chất này có thể xen lẫn vào khoảng cách của các nguyên tử, phân tử chất kia và ngược lại. Làm cho môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm.

-Trình chiếu giới thiệu một số hình ảnh

-Yêu cầu học sinh nêu các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước và không khí.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS hoạt động cá nhân đọc SGK tìm hiểu cấu tạo của các chất.

-Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.

 

Quan sát hình vẽ.

 

 

 

 

 

2.Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đại diện cá nhân lên trả lời

-CácHS khác nhận xét,bổ sung.

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-HS quan sát hình vẽ trả lời

 

-Chú ý GV hướng dẫn giải thích thí nghiệm mô hình.

-Hoạt động nhóm nhỏ giải thích TN

-Rút ra nhận xét trả lời các câu hỏi của GV

 

 

 

2.Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả

HS thảo luận,giải thích sự hụt thể đó

-HS liên hệ giải thích

-HS cả lớp nhận xét-bổ sung

-Các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS nêu các giải pháp khắc phục

I.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

 

* Kết luận:Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

 

 

 

 

 

 

 

 

II.Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

1. thí nghiệm mô hình:(sgk)

 

 

2.Kết luận: Giữa các nguyên tử,phân tử có khoảng cách

 

                                       C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố lại nội dung 1 của chủ đề.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Đánh giá kết quả bài làm của HS

-GV chốt lại câu trả lời đúng.

-GV chốt lại nội dung 1 của chủ đề bằng sơ đồ

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Làm việc cá nhân làm bài tập

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Cá nhân HS lên trả lời

– Nhận xét, thảo luận toàn lớp

-HS chú ý và nắm được kiến thức trọng tâm.

                                                   D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV tổ chức cho HS đọc mục có thể em chưa biết trong sgk để mở rộng hiểu biết

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV phân tích cho HS để các em hiểu thêm

*Dặn dò: – Học bài cũ.

– Đọc phần: “ Có thể em chưa biết”.

– Chuẩn bị trước nội dung bài 20

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin tìm hiểu để mở rộng kiến thức cho bản thân.

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Chú ý

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

 

 

 

Kính thưa quý thầy giáo, cô giáo! nhóm Vật lý chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, trình bày nội dung đề tài nêu trên. Do khả năng có hạn, nên không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo để đề tài trên được hoàn thiện hơn.

 Đại Đồng, ngày 22 tháng 2 năm 2021

        Nhóm GV Vật lý trường THCS Kim Đồng

 

 

     

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG

TỔ TOÁN- LÝ- TIN

 

CHUYÊN ĐỀ CẤP CỤM MÔN VẬT LÝ

 

Tên chuyên đề

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8

  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

        Môi trư­ờng Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh h­ởng tới chất l­ượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái đất.

          Bảo vệ môi tr­ường (BVMT) sống là bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại. Bảo vệ môi trư­ờng đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới

         Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong các con đường có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đảm bảo chiến lược cho cuộc sống bền vững.

       Giáo dục BVMT là một quá trình hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

          Giáo dục BVMT nhằm giúp mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và BVMT; những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề.

         Mục đích của giáo dục BVMT là làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường.

          Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVMT của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để BVMT. Do đó giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn.

     Chương trình Vật lí 8 là một trong những chương trình của Vật lí THCS cần thực hiện tích hợp giáo dục BVMT. Nhóm GV Vật lý THCS Kim Đồng hiểu được sự cần thiết tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học Vật lý và đã chọn đề tài này.

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tích hợp giáo dục BVMT là sự hòa trộn nội dung giáo dục môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

Tích hợp có thể được hiểu là sự kết hợp hữu cơ, có hệ thống ở mức độ khác nhau hoặc các hợp phần của một môn học thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các học phần của môn học đó.

     Dạy học tích hợp được xem là một trong những hướng dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của dạy học tích hợp là làm cho các quá trình học tập của học sinh phong phú hơn, phân biệt được cái cốt lõi với cái ít quan trọng hơn, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống cụ thể hiệu quả hơn; từ đó học sinh được tập luyện và những kĩ năng đa thành phần trong cuộc sống và học tập.

Các nguyên tắc tích hợp:

          – Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi trường.

          – Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện.

          – Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh vào kinh nghiệm thực tế mà các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với môi trường.

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN

            Có thể tóm tắt tình trạng môi trường của Việt Nam hiện nay như sau: cạn kiệt tài nguyên rừng, khoáng sản; suy thoái tài nguyên đất; ô nhiễm và suy kiệt tài nguyên biển; ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; chất độc do chiến tranh để lại gây hậu quả nặng nề; dân số tăng và phân bố không đều gây sức ép lớn đối với môi trường; …Nguyên nhân:

  1. Ô nhiễm do tự nhiên:

          Ô nhiễm tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão… Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm. Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển…

  1. Ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp

       Nước thải công nghiệp không có thành phần cố định. Thành phần cấu tạo phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của mỗi công ty. Nhưng dù thành phần như thế nào thì nó cũng có hại. Các chất gây hại chính có thể kể đến các kim loại nặng, độc hại như Cadimi, Asen, Cacbon monoxít, thủy ngân, chì, Niken…., các anion nitrat, photphat, sunphat… Khi thải ra, các chất thải sẽ được thải vào sông, biển. Khi không được xử lý kỹ sẽ khiến các nguồn nước này bị ô nhiễm. Con người hoặc sinh vật uống phải nước này sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

  1. Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt

    Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.

  1. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:

    Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

  1. Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.

Và còn nhiều nguyên nhân khác.

  1. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
  2. Các phương thức dạy học tích hợp giáo dục BVMT thường dùng là:

 – Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể  cũng chính là các kiến thức về BVMT mà người dạy định đưa vào;

 – Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung liên quan đến vấn đề BVMT mà người dạy định đưa vào. Đây là trường hợp thường xảy ra.

     Kinh nghiệm dạy học Vật lí lớp 8 nên theo phương thức tích hợp bộ phận; vì vậy, cần tuân theo những nguyên tắc nhất định, trước hết có thể là:

            + Tích cực hóa hoạt động học tập của HS;

            + Tích hợp các nội dung chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm; không tràn lan, tùy tiện;

            + Không biến bài học Vật lí thành bài học môi trường.

  1. Thiết kế bài dạy Vật lí 8 theo hướng tích hợp giáo dục BVMT

     Có thể nêu ra Qui trình thiết kế bài dạy Vật lí lớp 8 theo hướng tích hợp giáo dục BVMT bao gồm các bước có liên hệ chặt chẽ với nhau:

      1) Thiết kế mục tiêu dạy học: GV cần xác định rõ mục tiêu tích hợp là gì? Cần đạt tới mức độ nào?

      2) Thiết kế nội dung dạy học: Lựa chọn nội dung nào về giáo dục BVMT, nội dung đó có thể tích hợp với nội dung vật lí nào? Liên quan tới bước này, GV cần xác định được tập hợp tối thiểu những tình huống có thể tích hợp BVMT. Nắm được tất cả các pha tích hợp giáo dục BVMT có trong nội dung dạy học Vật lí.

     3) Thiết kế phương pháp dạy học: GV cần tổ chức những hoạt động nào và bằng những cách nào để đạt được mục tiêu dạy học tích hợp. Trong mỗi hoạt động cần phân biệt được hoạt động của GV và hoạt động của HS, phân bố thời lượng một cách hợp lí. Để có thể xác định được các phương pháp dạy học phù hợp, GV cần tìm hiểu kĩ về nội dung dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, trình độ tiếp thu của HS,… Từ đó có thể lựa chọn cách thức, cấp độ làm việc phù hợp.

     4) Chuẩn bị phương tiện dạy học: Tài liệu, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập,…

     5) Xác định nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá.

  1. Ví dụ:

                                    Tiết 6 :          LỰC MA SÁT.

I/ Mục tiêu:

  1. Kiến thức :

– Nhận biết được một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát.

– Bước đầu phân tích được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, lăn, nghỉ.

  1. Kỹ năng :

– Làm được TN để phát hiện ra lực ma sát nghỉ.

3.Thái độ :

– Tích cực, tập trung trong học tập, làm TN.

   4.Tích hợp :- Kiến thức môi trường:

+ Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.

+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.

– Biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.

+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn:  năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

II/ Chuẩn bị:

   – 1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả cân phục vụ cho TN

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
                                         A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS đọc thông tin đặt vấn đề ở SGK.

+ Giải đáp thắc mắc  sự khác biệt  đó như thế nào?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận.

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

* GV nêu vấn đề:

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thong tin SGK.

– HS thảo luận theo nhóm: Giải đáp thắc mắc về sự khác biệt

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

KTBC:

+ Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? Cho ví dụ

+Quán tính là gì? Cho VD? Hãy giải thích vì sao khi ngồi trên xe khách, khi xe cua phải thì người ta sẽ ngã về trái?

 

                                B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Tìm hiểu khi nào có lực ma sát.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

 GV: cho HS đọc phần 1 SGK

 GV: Lực ma sát do má phanh ép vào vành bánh xe là lực ma sát gì?

 GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?

GV: Hãy lấy VD về lực ma sát trượt trong đời sống?

GV: khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại, lực ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát lăn là gì?

    GV: hãy quan sát hình 6.1 SGK và hãy cho biết ở trường hợp nào có lực ma sát lăn, trường hợp nào có lực ma sát trượt?

GV: Cho HS quan sát hình 6.2 SGK

GV: Làm TN như hình 6.1

GV: Tại sao tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật vẫn đứng yên?

GV: Hãy tìm vài VD về lực ma sát nghỉ trong đời sống, kĩ thuật?

    Nhờ lực ma sát nghỉ mà ta đi lại được.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: Lực ma sát có lợi hay có hại?

GV: Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có hại?

 GV: Các biện pháp làm giảm lực ma sát?

 GV: Hãy nêu một số lực ma  sát có ích?

GV: nếu không có lực ma sát thì sẽ như thế nào?

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

    HS: Thực hiện đọc

    HS: ma sát trượt

 

HS: Vật này trượt lên vật kia

 

HS: Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà, chuyển động của bít tông trong xi lanh.

    HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật kia

 

HS: Hình a là ma sát trượt, hình b là ma sát lăn.

 

 

HS: Quan sát số chỉ của lực kế lúc vật chưa chuyển động

HS: Vì lực kéo chưa đủ lớn

HS: – Ma sát giữa các bao xi măng với dây chuyền trong nhà máy sản xuất xi măng nhờ vậy mà bao xi măng có thể chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện nhóm trả lời C1,C2; hoàn thành kết luận ghi vở.

– Các HS khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS: Có lợi và có hại.

HS: Ma sát làm mòn giày  ta đi, ma sát làm mòn sên và líp của xe đạp …

HS: Bôi trơn bằng dầu, mỡ.

HS: Vặn ốc, mài dao, viết bảng

HS: trả lời

I/ Khi nào có lực ma sát:

  1.Lực ma sát trượt:

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

C1: Ma sát giữa bố thắng và vành bánh xe.

Ma sát giữa trục quạt với ổ trục.

2.Lực ma sát lăn:

Lực này sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật kia.

     C2: – Bánh xe và mặt đường

– Các viên bi với trục

 

 

3.Lực ma sát nghỉ:

C4: Vì lực kéo chưa đủ lớn để làm vật chuyển động.

Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên gọi là lực ma sát nghỉ.

 

 

 

 

II/ Lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật:

   1.Ma sát có thể có hại:

 

2.Lực ma sát có ích:

                                   C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Qua bài học cần ghi nhớ những vấn đề gì?

– Gọi 1HS trả lời phần mở bài (câu C8)

Hướng dẫn HS câu C8

Cho HS ghi những ý vừa giải thích được.

    GV: Ổ bi có tác dụng gì?

GV: tại sao phát minh ra ổ bi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển kĩ thuật, công nghệ?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Yêu cầu HS nhận xét kết quả của bạn và tự nhận xét kết quả của mình.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các nhóm tự hỏi đáp lẫn nhau

 

– HS trả lời cá nhân

 

– HS hội ý theo nhóm bàn (4bạn) và trả lời câu C

HS: Chống ma sát

 

    HS: vì nó làm giảm được cản trở chuyển động, góp phần phát triển ngành động cơ học…

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– HS nhận xét kết quả của bạn

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

                                  D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS đọc thông tin có thể em chưa biết

– Hướng dẫn học sinh làm BT 6.1 SBT

Giáo dục BVMT

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

*Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ SGK.

– Làm BT 6.2; 6.3; 6.4 SBT

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin

 

– Thảo luận

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Các HS dõi nhận xét

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

                                      Tiết 14:                 SỰ NỔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

– Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

– Nêu được điều kiện nổi của vật.

– Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.

– Biết được ảnh hưởng của các chất khí thải đối với môi trường và ảnh hưởng của việc rò rỉ dầu lửa khi vận chuyển đối với sinh vật trong nước.

  1. Kĩ năng:

– Làm thí nghiệm, phân tích  hiện tượng, nhận xét hiện tượng.

  1. Thái độ: Rèn tính tích cực, tự giác trong học tập. Có ý thức tìm các biện pháp khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường nước và không khí.
  2. Tích hợp:

       – Đối với các chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước lên nổi lên trên mặt nước. Lớp dầu này ngăn cản việc hòa tan oxi vào nước vì vậy sinh vật không lấy được oxi sẽ bị chết.

Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải rất lớn (các khí thải NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S…) đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

      – Biện pháp GDMT:

+ Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí (sử dụng các quạt gió, xây dựng nhà xưởng đảm bảo thông thoáng, xây dựng các ống khói…).

+ Hạn chế khí thải độc hại.

+ Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn:  năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. CHUẨN BỊ

Cho mỗi nhóm học sinh:

– 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước                             – 1 chiếc đinh

– 1 miếng gỗ  có khối lượng lớn hơn đinh             – Hình vẽ tàu ngầm

– 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN   HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS quan sát hiện tượng: Thả hòn bi thép và hòn bi gỗ vào nước.

+ Giải đáp hiện tượng trên

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận.

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

* GV nêu vấn đề: tại sao hòn bi thép chìm còn  hòn bi gỗ vào nước thì nổi.

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS xem hiện tượng.

– HS thảo luận theo nhóm: Giải đáp thắc mắc của vấn đề vừa nêu ra.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

 

 

 

– Không nhất thiết phải yêu cầu HS trả lời đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Nghiên cứu điều kiện để vật nổi, vật chìm:

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? (C1)

Nêu phương và chiều của từng lực?

-Em hãy biểu diễn những lực này

Yêu cầu HS đọc và trả lời C2

-Khi vận chuyển dầu lửa mà bị rò rỉ hoặc tràn dầu sẽ gây ảnh hưởng gì?

-Chất khí thải do sinh họat và sản xuất của con người cũng gây ảnh hưởng tới môi trường ntn?

-Nêu các biện pháp khắc pphục các ảnh hưởng trên?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học.

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*  Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

*Như ở trên ta đã thấy, khi FA > P     thì vật nổi lên. Cuối cùng vật nổi hẳn trên mặt thoáng cuả chất lỏng thì sẽ chuyển động như thế nào?

– Khi vật đứng yên trên mặt chất lỏng thì quan hệ giữa P và FA sẽ như thế nào?

GV: Gợi ý thêm. Hãy quan sát phần miếng gỗ nổi trên mặt nước

– Yêu cầu HS trả lời C3, 4, C5

– Hãy rút ra nhận xét khi vật nổi trên mặt nước thì lực đẩy ác- si – mét được tính như thế nào?

– Tiếp tục cho HS thảo luận C6 để rút ra chú ý.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Khuyến khích các nhóm học sinh trình bày kết quả

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thí nghiệm của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

 

Hs:  Nêu phương và chiều của từng lực?

 

 

 

 

 

 

Hs:  Họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của GV.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện nhóm trả lời C1,C2; hoàn thành kết luận ghi vở.

– Các HS khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

 

HS:  Họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của Gv

 

 

 

 

 

HS:  Thảo luận nhóm C3, 4, 5, nêu phương án trả lời; nhận xét; bổ sung, ghi vở phần chốt kiến thức của GV.

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

I.Điều kiện để vật nổi, vật chìm

 

1.     P > FA  Vật chìm (Vật chuyển động xuống dưới ).

 

2.     P = FA Vật lơ lửng (Vật đứng yên).

 

3.     P < FA Vật nổi

 

(Vật chuyển động xuống dưới).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng

F = d.V

Trong đó:

F: độ lớn lực đẩy Ác- si – mét(N)

d: Trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)

V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng(m3)

 

 

                               C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Cho HS làm C6,7, 8, 9.

– Yêu cầu HS làm C6?

– Gọi 1HS trả lời phần mở bài (câu C7)

– Yêu cầu HS hội ý theo nhóm bàn (4 bạn) để trả lời câu C8,9

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các nhóm 2 bạn tự hỏi đáp lẫn nhau. Chứng minh cá nhân

– HS trả lời cá nhân

– HS hội ý theo nhóm bàn (3-4bạn) và trả lời câu C8,9

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– HS nhận xét kết quả của bạn và tự nhận xét kết quả của mình theo hướng dẫn của GV.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

Vận dụng:

 

C8. d (Hg) = 136 000 N/m3

d (sắt) = 78 000 N/m3

d (gỗ) = 8 000 N/m3

 

                                     D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Hướng dẫn HS giải bài tập: Một cục nước đá có thể tích V= 500 cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước, (biết KLR nước đá 0,92 g/cm3)(TLR của nước 10 000 N/m3)

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

*Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)

– Trả lời lại các câu hỏi trong SGK

– Làm hết các bài tập trong SBT

– Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”

– Đọc trước bài  13 (SGK).

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc đề, phân tích đề, tóm tắt và trình bày bài giải vào vở tập.

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– 1HS trình bày bài giải

– Các nhóm theo dõi nhận xét

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

 
  1. Tiết dạy minh họa

CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO CỦA CÁC CHẤT     

  1. MỤC TIÊU CHUNG:

1.Kiến thức:

Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

2.Kĩ năng:

Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách; do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

3.Thái độ:  Yêu thích môn học

                   Rèn tính độc lập suy nghĩ, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

  1. Đinh hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. THỜI LƯỢNG: 2 tiết ( Tiết 22 + tiết 23)

-Nội dung 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?

-Nội dung 2: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

  1. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Nội dung 1:  

                            Tiết 22:  CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?  

I.MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

  1. Kĩ năng:

Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

  1. Thái độ: Yêu thích môn học

                   Rèn tính độc lập suy nghĩ,ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

  1. Tích hợp :- Kiến thức môi trường:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. Nên các nguyên tử, phân tử chất này có thể xen lẫn vào khoảng cách của các nguyên tử, phân tử chất kia và ngược lại. Làm cho môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm.

  1. Ô nhiễm môi trường nước:

 

 

Cách khắc phục:

     – Xử lý nước thải đúng cách.

-Hướng đến nông nghiệp xanh.

-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như: vứt rác thải vào đúng nơi quy định, không xả chất độc hại trực tiếp ra ngoài môi trường, sử dụng hàm lượng thuốc hóa học đúng theo hướng dẫn,…

-Xử lý rác sinh hoạt đúng cách.

  1. Ô nhiễm môi trường không khí

Cách khắc phục:

-Không nên đốt rác bừa bãi

-Phân loại rác để đơn vị chuyên trách thu gom xử lý đúng quy trình, kỹ thuật, an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Hạn chế và tiến đến bỏ thói quen dùng túi ni lông sử dụng 1 lần.

  1. Đinh hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên:

 Cho cả lớp:

 Dụng cụ làm TN vào bài

-Hai bình chia độ hình trụ đường kính 20mm.

-Khoảng 50cm3 rượu và 50cm3 nước

  1. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài học

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
                                                 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-GV làm TN trộn rượu và nước

-Dùng que khuấy hỗn hợp rượu và nước hòa lẫn vào nhau.Gọi vài HS đọc lại kết quả thể tích hỗn hợp.

-Yều cầu HS so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của rượu và nước?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Gọi vài học sinh lên trả lời

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

– GV nêu vấn đề vào bài

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-HS quan sát GV làm TN

-Nhận xét trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

-Đại diện vài HS trả lời

-Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

 

 

 

 

 

                                        B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về cấu tạo của các chất

1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tìm hiểu cấu tạo của các chất.

-Tổ chức hoạt động nhóm tìm hiểu trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập.

-Hướng dẫn HS quan sát hình 19.2; 19.3 của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các nguyên tử Silíc, sắt, đồng… qua kính hiển vi để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Gọi đại diện vài HS lên trình bày, các HS khác đối chiếu-nhận xét.

– Chốt lại kiến thức cho HS.

*  Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử.

1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Trên hình 19.3, các nguyên tử Silic có được sắp xếp khít nhau không?

-Vậy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?

-GV giới thiệu mục II

-Giới thiệu TN mô hình

-GV hướng dẫn HS thảo luận để giải thích sự hụt thể đó.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả của học sinh.

-GV chốt lại câu giải thích đúng

-Liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu-nước đặt ra ở TN đầu bài.

-GV kết luận lại cho HS ghi vở

GV tích hợp:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. Nên các nguyên tử, phân tử chất này có thể xen lẫn vào khoảng cách của các nguyên tử, phân tử chất kia và ngược lại. Làm cho môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm.

-Trình chiếu giới thiệu một số hình ảnh

-Yêu cầu học sinh nêu các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước và không khí.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS hoạt động cá nhân đọc SGK tìm hiểu cấu tạo của các chất.

-Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.

 

Quan sát hình vẽ.

 

 

 

 

 

2.Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đại diện cá nhân lên trả lời

-CácHS khác nhận xét,bổ sung.

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-HS quan sát hình vẽ trả lời

 

-Chú ý GV hướng dẫn giải thích thí nghiệm mô hình.

-Hoạt động nhóm nhỏ giải thích TN

-Rút ra nhận xét trả lời các câu hỏi của GV

 

 

 

2.Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả

HS thảo luận,giải thích sự hụt thể đó

-HS liên hệ giải thích

-HS cả lớp nhận xét-bổ sung

-Các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS nêu các giải pháp khắc phục

I.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

 

* Kết luận:Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

 

 

 

 

 

 

 

 

II.Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

1. thí nghiệm mô hình:(sgk)

 

 

2.Kết luận: Giữa các nguyên tử,phân tử có khoảng cách

 

                                       C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố lại nội dung 1 của chủ đề.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Đánh giá kết quả bài làm của HS

-GV chốt lại câu trả lời đúng.

-GV chốt lại nội dung 1 của chủ đề bằng sơ đồ

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Làm việc cá nhân làm bài tập

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Cá nhân HS lên trả lời

– Nhận xét, thảo luận toàn lớp

-HS chú ý và nắm được kiến thức trọng tâm.

                                                   D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV tổ chức cho HS đọc mục có thể em chưa biết trong sgk để mở rộng hiểu biết

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV phân tích cho HS để các em hiểu thêm

*Dặn dò: – Học bài cũ.

– Đọc phần: “ Có thể em chưa biết”.

– Chuẩn bị trước nội dung bài 20

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin tìm hiểu để mở rộng kiến thức cho bản thân.

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Chú ý

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

 

 

 

Kính thưa quý thầy giáo, cô giáo! nhóm Vật lý chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, trình bày nội dung đề tài nêu trên. Do khả năng có hạn, nên không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo để đề tài trên được hoàn thiện hơn.

 Đại Đồng, ngày 22 tháng 2 năm 2021

        Nhóm GV Vật lý trường THCS Kim Đồng

 

 

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG

TỔ TOÁN- LÝ- TIN

 

CHUYÊN ĐỀ CẤP CỤM MÔN VẬT LÝ

 

Tên chuyên đề

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8

  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

        Môi trư­ờng Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh h­ởng tới chất l­ượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái đất.

          Bảo vệ môi tr­ường (BVMT) sống là bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại. Bảo vệ môi trư­ờng đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới

         Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong các con đường có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đảm bảo chiến lược cho cuộc sống bền vững.

       Giáo dục BVMT là một quá trình hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

          Giáo dục BVMT nhằm giúp mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và BVMT; những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề.

         Mục đích của giáo dục BVMT là làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường.

          Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVMT của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để BVMT. Do đó giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn.

     Chương trình Vật lí 8 là một trong những chương trình của Vật lí THCS cần thực hiện tích hợp giáo dục BVMT. Nhóm GV Vật lý THCS Kim Đồng hiểu được sự cần thiết tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học Vật lý và đã chọn đề tài này.

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tích hợp giáo dục BVMT là sự hòa trộn nội dung giáo dục môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

Tích hợp có thể được hiểu là sự kết hợp hữu cơ, có hệ thống ở mức độ khác nhau hoặc các hợp phần của một môn học thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các học phần của môn học đó.

     Dạy học tích hợp được xem là một trong những hướng dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của dạy học tích hợp là làm cho các quá trình học tập của học sinh phong phú hơn, phân biệt được cái cốt lõi với cái ít quan trọng hơn, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống cụ thể hiệu quả hơn; từ đó học sinh được tập luyện và những kĩ năng đa thành phần trong cuộc sống và học tập.

Các nguyên tắc tích hợp:

          – Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi trường.

          – Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện.

          – Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh vào kinh nghiệm thực tế mà các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với môi trường.

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN

            Có thể tóm tắt tình trạng môi trường của Việt Nam hiện nay như sau: cạn kiệt tài nguyên rừng, khoáng sản; suy thoái tài nguyên đất; ô nhiễm và suy kiệt tài nguyên biển; ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; chất độc do chiến tranh để lại gây hậu quả nặng nề; dân số tăng và phân bố không đều gây sức ép lớn đối với môi trường; …Nguyên nhân:

  1. Ô nhiễm do tự nhiên:

          Ô nhiễm tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão… Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm. Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển…

  1. Ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp

       Nước thải công nghiệp không có thành phần cố định. Thành phần cấu tạo phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của mỗi công ty. Nhưng dù thành phần như thế nào thì nó cũng có hại. Các chất gây hại chính có thể kể đến các kim loại nặng, độc hại như Cadimi, Asen, Cacbon monoxít, thủy ngân, chì, Niken…., các anion nitrat, photphat, sunphat… Khi thải ra, các chất thải sẽ được thải vào sông, biển. Khi không được xử lý kỹ sẽ khiến các nguồn nước này bị ô nhiễm. Con người hoặc sinh vật uống phải nước này sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

  1. Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt

    Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.

  1. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:

    Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

  1. Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.

Và còn nhiều nguyên nhân khác.

  1. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
  2. Các phương thức dạy học tích hợp giáo dục BVMT thường dùng là:

 – Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể  cũng chính là các kiến thức về BVMT mà người dạy định đưa vào;

 – Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung liên quan đến vấn đề BVMT mà người dạy định đưa vào. Đây là trường hợp thường xảy ra.

     Kinh nghiệm dạy học Vật lí lớp 8 nên theo phương thức tích hợp bộ phận; vì vậy, cần tuân theo những nguyên tắc nhất định, trước hết có thể là:

            + Tích cực hóa hoạt động học tập của HS;

            + Tích hợp các nội dung chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm; không tràn lan, tùy tiện;

            + Không biến bài học Vật lí thành bài học môi trường.

  1. Thiết kế bài dạy Vật lí 8 theo hướng tích hợp giáo dục BVMT

     Có thể nêu ra Qui trình thiết kế bài dạy Vật lí lớp 8 theo hướng tích hợp giáo dục BVMT bao gồm các bước có liên hệ chặt chẽ với nhau:

      1) Thiết kế mục tiêu dạy học: GV cần xác định rõ mục tiêu tích hợp là gì? Cần đạt tới mức độ nào?

      2) Thiết kế nội dung dạy học: Lựa chọn nội dung nào về giáo dục BVMT, nội dung đó có thể tích hợp với nội dung vật lí nào? Liên quan tới bước này, GV cần xác định được tập hợp tối thiểu những tình huống có thể tích hợp BVMT. Nắm được tất cả các pha tích hợp giáo dục BVMT có trong nội dung dạy học Vật lí.

     3) Thiết kế phương pháp dạy học: GV cần tổ chức những hoạt động nào và bằng những cách nào để đạt được mục tiêu dạy học tích hợp. Trong mỗi hoạt động cần phân biệt được hoạt động của GV và hoạt động của HS, phân bố thời lượng một cách hợp lí. Để có thể xác định được các phương pháp dạy học phù hợp, GV cần tìm hiểu kĩ về nội dung dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, trình độ tiếp thu của HS,… Từ đó có thể lựa chọn cách thức, cấp độ làm việc phù hợp.

     4) Chuẩn bị phương tiện dạy học: Tài liệu, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập,…

     5) Xác định nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá.

  1. Ví dụ:

                                    Tiết 6 :          LỰC MA SÁT.

I/ Mục tiêu:

  1. Kiến thức :

– Nhận biết được một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát.

– Bước đầu phân tích được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, lăn, nghỉ.

  1. Kỹ năng :

– Làm được TN để phát hiện ra lực ma sát nghỉ.

3.Thái độ :

– Tích cực, tập trung trong học tập, làm TN.

   4.Tích hợp :- Kiến thức môi trường:

+ Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.

+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.

– Biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.

+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn:  năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

II/ Chuẩn bị:

   – 1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả cân phục vụ cho TN

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
                                         A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS đọc thông tin đặt vấn đề ở SGK.

+ Giải đáp thắc mắc  sự khác biệt  đó như thế nào?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận.

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

* GV nêu vấn đề:

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thong tin SGK.

– HS thảo luận theo nhóm: Giải đáp thắc mắc về sự khác biệt

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

KTBC:

+ Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? Cho ví dụ

+Quán tính là gì? Cho VD? Hãy giải thích vì sao khi ngồi trên xe khách, khi xe cua phải thì người ta sẽ ngã về trái?

 

                                B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Tìm hiểu khi nào có lực ma sát.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

 GV: cho HS đọc phần 1 SGK

 GV: Lực ma sát do má phanh ép vào vành bánh xe là lực ma sát gì?

 GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?

GV: Hãy lấy VD về lực ma sát trượt trong đời sống?

GV: khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại, lực ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát lăn là gì?

    GV: hãy quan sát hình 6.1 SGK và hãy cho biết ở trường hợp nào có lực ma sát lăn, trường hợp nào có lực ma sát trượt?

GV: Cho HS quan sát hình 6.2 SGK

GV: Làm TN như hình 6.1

GV: Tại sao tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật vẫn đứng yên?

GV: Hãy tìm vài VD về lực ma sát nghỉ trong đời sống, kĩ thuật?

    Nhờ lực ma sát nghỉ mà ta đi lại được.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: Lực ma sát có lợi hay có hại?

GV: Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có hại?

 GV: Các biện pháp làm giảm lực ma sát?

 GV: Hãy nêu một số lực ma  sát có ích?

GV: nếu không có lực ma sát thì sẽ như thế nào?

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

    HS: Thực hiện đọc

    HS: ma sát trượt

 

HS: Vật này trượt lên vật kia

 

HS: Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà, chuyển động của bít tông trong xi lanh.

    HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật kia

 

HS: Hình a là ma sát trượt, hình b là ma sát lăn.

 

 

HS: Quan sát số chỉ của lực kế lúc vật chưa chuyển động

HS: Vì lực kéo chưa đủ lớn

HS: – Ma sát giữa các bao xi măng với dây chuyền trong nhà máy sản xuất xi măng nhờ vậy mà bao xi măng có thể chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện nhóm trả lời C1,C2; hoàn thành kết luận ghi vở.

– Các HS khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS: Có lợi và có hại.

HS: Ma sát làm mòn giày  ta đi, ma sát làm mòn sên và líp của xe đạp …

HS: Bôi trơn bằng dầu, mỡ.

HS: Vặn ốc, mài dao, viết bảng

HS: trả lời

I/ Khi nào có lực ma sát:

  1.Lực ma sát trượt:

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

C1: Ma sát giữa bố thắng và vành bánh xe.

Ma sát giữa trục quạt với ổ trục.

2.Lực ma sát lăn:

Lực này sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật kia.

     C2: – Bánh xe và mặt đường

– Các viên bi với trục

 

 

3.Lực ma sát nghỉ:

C4: Vì lực kéo chưa đủ lớn để làm vật chuyển động.

Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên gọi là lực ma sát nghỉ.

 

 

 

 

II/ Lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật:

   1.Ma sát có thể có hại:

 

2.Lực ma sát có ích:

                                   C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Qua bài học cần ghi nhớ những vấn đề gì?

– Gọi 1HS trả lời phần mở bài (câu C8)

Hướng dẫn HS câu C8

Cho HS ghi những ý vừa giải thích được.

    GV: Ổ bi có tác dụng gì?

GV: tại sao phát minh ra ổ bi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển kĩ thuật, công nghệ?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Yêu cầu HS nhận xét kết quả của bạn và tự nhận xét kết quả của mình.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các nhóm tự hỏi đáp lẫn nhau

 

– HS trả lời cá nhân

 

– HS hội ý theo nhóm bàn (4bạn) và trả lời câu C

HS: Chống ma sát

 

    HS: vì nó làm giảm được cản trở chuyển động, góp phần phát triển ngành động cơ học…

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– HS nhận xét kết quả của bạn

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

                                  D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS đọc thông tin có thể em chưa biết

– Hướng dẫn học sinh làm BT 6.1 SBT

Giáo dục BVMT

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

*Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ SGK.

– Làm BT 6.2; 6.3; 6.4 SBT

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin

 

– Thảo luận

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Các HS dõi nhận xét

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

                                      Tiết 14:                 SỰ NỔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

– Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

– Nêu được điều kiện nổi của vật.

– Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.

– Biết được ảnh hưởng của các chất khí thải đối với môi trường và ảnh hưởng của việc rò rỉ dầu lửa khi vận chuyển đối với sinh vật trong nước.

  1. Kĩ năng:

– Làm thí nghiệm, phân tích  hiện tượng, nhận xét hiện tượng.

  1. Thái độ: Rèn tính tích cực, tự giác trong học tập. Có ý thức tìm các biện pháp khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường nước và không khí.
  2. Tích hợp:

       – Đối với các chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước lên nổi lên trên mặt nước. Lớp dầu này ngăn cản việc hòa tan oxi vào nước vì vậy sinh vật không lấy được oxi sẽ bị chết.

Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải rất lớn (các khí thải NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S…) đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

      – Biện pháp GDMT:

+ Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí (sử dụng các quạt gió, xây dựng nhà xưởng đảm bảo thông thoáng, xây dựng các ống khói…).

+ Hạn chế khí thải độc hại.

+ Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn:  năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. CHUẨN BỊ

Cho mỗi nhóm học sinh:

– 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước                             – 1 chiếc đinh

– 1 miếng gỗ  có khối lượng lớn hơn đinh             – Hình vẽ tàu ngầm

– 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN   HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS quan sát hiện tượng: Thả hòn bi thép và hòn bi gỗ vào nước.

+ Giải đáp hiện tượng trên

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận.

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

* GV nêu vấn đề: tại sao hòn bi thép chìm còn  hòn bi gỗ vào nước thì nổi.

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS xem hiện tượng.

– HS thảo luận theo nhóm: Giải đáp thắc mắc của vấn đề vừa nêu ra.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

 

 

 

– Không nhất thiết phải yêu cầu HS trả lời đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Nghiên cứu điều kiện để vật nổi, vật chìm:

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? (C1)

Nêu phương và chiều của từng lực?

-Em hãy biểu diễn những lực này

Yêu cầu HS đọc và trả lời C2

-Khi vận chuyển dầu lửa mà bị rò rỉ hoặc tràn dầu sẽ gây ảnh hưởng gì?

-Chất khí thải do sinh họat và sản xuất của con người cũng gây ảnh hưởng tới môi trường ntn?

-Nêu các biện pháp khắc pphục các ảnh hưởng trên?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học.

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*  Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

*Như ở trên ta đã thấy, khi FA > P     thì vật nổi lên. Cuối cùng vật nổi hẳn trên mặt thoáng cuả chất lỏng thì sẽ chuyển động như thế nào?

– Khi vật đứng yên trên mặt chất lỏng thì quan hệ giữa P và FA sẽ như thế nào?

GV: Gợi ý thêm. Hãy quan sát phần miếng gỗ nổi trên mặt nước

– Yêu cầu HS trả lời C3, 4, C5

– Hãy rút ra nhận xét khi vật nổi trên mặt nước thì lực đẩy ác- si – mét được tính như thế nào?

– Tiếp tục cho HS thảo luận C6 để rút ra chú ý.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Khuyến khích các nhóm học sinh trình bày kết quả

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thí nghiệm của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

 

Hs:  Nêu phương và chiều của từng lực?

 

 

 

 

 

 

Hs:  Họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của GV.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện nhóm trả lời C1,C2; hoàn thành kết luận ghi vở.

– Các HS khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

 

HS:  Họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của Gv

 

 

 

 

 

HS:  Thảo luận nhóm C3, 4, 5, nêu phương án trả lời; nhận xét; bổ sung, ghi vở phần chốt kiến thức của GV.

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

I.Điều kiện để vật nổi, vật chìm

 

1.     P > FA  Vật chìm (Vật chuyển động xuống dưới ).

 

2.     P = FA Vật lơ lửng (Vật đứng yên).

 

3.     P < FA Vật nổi

 

(Vật chuyển động xuống dưới).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng

F = d.V

Trong đó:

F: độ lớn lực đẩy Ác- si – mét(N)

d: Trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)

V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng(m3)

 

 

                               C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Cho HS làm C6,7, 8, 9.

– Yêu cầu HS làm C6?

– Gọi 1HS trả lời phần mở bài (câu C7)

– Yêu cầu HS hội ý theo nhóm bàn (4 bạn) để trả lời câu C8,9

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các nhóm 2 bạn tự hỏi đáp lẫn nhau. Chứng minh cá nhân

– HS trả lời cá nhân

– HS hội ý theo nhóm bàn (3-4bạn) và trả lời câu C8,9

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– HS nhận xét kết quả của bạn và tự nhận xét kết quả của mình theo hướng dẫn của GV.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

Vận dụng:

 

C8. d (Hg) = 136 000 N/m3

d (sắt) = 78 000 N/m3

d (gỗ) = 8 000 N/m3

 

                                     D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Hướng dẫn HS giải bài tập: Một cục nước đá có thể tích V= 500 cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước, (biết KLR nước đá 0,92 g/cm3)(TLR của nước 10 000 N/m3)

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

*Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)

– Trả lời lại các câu hỏi trong SGK

– Làm hết các bài tập trong SBT

– Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”

– Đọc trước bài  13 (SGK).

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc đề, phân tích đề, tóm tắt và trình bày bài giải vào vở tập.

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– 1HS trình bày bài giải

– Các nhóm theo dõi nhận xét

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

 
  1. Tiết dạy minh họa

CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO CỦA CÁC CHẤT     

  1. MỤC TIÊU CHUNG:

1.Kiến thức:

Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

2.Kĩ năng:

Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách; do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

3.Thái độ:  Yêu thích môn học

                   Rèn tính độc lập suy nghĩ, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

  1. Đinh hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. THỜI LƯỢNG: 2 tiết ( Tiết 22 + tiết 23)

-Nội dung 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?

-Nội dung 2: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

  1. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Nội dung 1:  

                            Tiết 22:  CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?  

I.MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

  1. Kĩ năng:

Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

  1. Thái độ: Yêu thích môn học

                   Rèn tính độc lập suy nghĩ,ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

  1. Tích hợp :- Kiến thức môi trường:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. Nên các nguyên tử, phân tử chất này có thể xen lẫn vào khoảng cách của các nguyên tử, phân tử chất kia và ngược lại. Làm cho môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm.

  1. Ô nhiễm môi trường nước:

 

 

Cách khắc phục:

     – Xử lý nước thải đúng cách.

-Hướng đến nông nghiệp xanh.

-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như: vứt rác thải vào đúng nơi quy định, không xả chất độc hại trực tiếp ra ngoài môi trường, sử dụng hàm lượng thuốc hóa học đúng theo hướng dẫn,…

-Xử lý rác sinh hoạt đúng cách.

  1. Ô nhiễm môi trường không khí

Cách khắc phục:

-Không nên đốt rác bừa bãi

-Phân loại rác để đơn vị chuyên trách thu gom xử lý đúng quy trình, kỹ thuật, an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Hạn chế và tiến đến bỏ thói quen dùng túi ni lông sử dụng 1 lần.

  1. Đinh hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên:

 Cho cả lớp:

 Dụng cụ làm TN vào bài

-Hai bình chia độ hình trụ đường kính 20mm.

-Khoảng 50cm3 rượu và 50cm3 nước

  1. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài học

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
                                                 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-GV làm TN trộn rượu và nước

-Dùng que khuấy hỗn hợp rượu và nước hòa lẫn vào nhau.Gọi vài HS đọc lại kết quả thể tích hỗn hợp.

-Yều cầu HS so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của rượu và nước?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Gọi vài học sinh lên trả lời

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

– GV nêu vấn đề vào bài

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-HS quan sát GV làm TN

-Nhận xét trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

-Đại diện vài HS trả lời

-Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

 

 

 

 

 

                                        B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về cấu tạo của các chất

1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tìm hiểu cấu tạo của các chất.

-Tổ chức hoạt động nhóm tìm hiểu trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập.

-Hướng dẫn HS quan sát hình 19.2; 19.3 của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các nguyên tử Silíc, sắt, đồng… qua kính hiển vi để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Gọi đại diện vài HS lên trình bày, các HS khác đối chiếu-nhận xét.

– Chốt lại kiến thức cho HS.

*  Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử.

1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Trên hình 19.3, các nguyên tử Silic có được sắp xếp khít nhau không?

-Vậy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?

-GV giới thiệu mục II

-Giới thiệu TN mô hình

-GV hướng dẫn HS thảo luận để giải thích sự hụt thể đó.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả của học sinh.

-GV chốt lại câu giải thích đúng

-Liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu-nước đặt ra ở TN đầu bài.

-GV kết luận lại cho HS ghi vở

GV tích hợp:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. Nên các nguyên tử, phân tử chất này có thể xen lẫn vào khoảng cách của các nguyên tử, phân tử chất kia và ngược lại. Làm cho môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm.

-Trình chiếu giới thiệu một số hình ảnh

-Yêu cầu học sinh nêu các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước và không khí.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS hoạt động cá nhân đọc SGK tìm hiểu cấu tạo của các chất.

-Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.

 

Quan sát hình vẽ.

 

 

 

 

 

2.Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đại diện cá nhân lên trả lời

-CácHS khác nhận xét,bổ sung.

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-HS quan sát hình vẽ trả lời

 

-Chú ý GV hướng dẫn giải thích thí nghiệm mô hình.

-Hoạt động nhóm nhỏ giải thích TN

-Rút ra nhận xét trả lời các câu hỏi của GV

 

 

 

2.Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả

HS thảo luận,giải thích sự hụt thể đó

-HS liên hệ giải thích

-HS cả lớp nhận xét-bổ sung

-Các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS nêu các giải pháp khắc phục

I.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

 

* Kết luận:Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

 

 

 

 

 

 

 

 

II.Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

1. thí nghiệm mô hình:(sgk)

 

 

2.Kết luận: Giữa các nguyên tử,phân tử có khoảng cách

 

                                       C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố lại nội dung 1 của chủ đề.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Đánh giá kết quả bài làm của HS

-GV chốt lại câu trả lời đúng.

-GV chốt lại nội dung 1 của chủ đề bằng sơ đồ

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Làm việc cá nhân làm bài tập

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Cá nhân HS lên trả lời

– Nhận xét, thảo luận toàn lớp

-HS chú ý và nắm được kiến thức trọng tâm.

                                                   D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV tổ chức cho HS đọc mục có thể em chưa biết trong sgk để mở rộng hiểu biết

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV phân tích cho HS để các em hiểu thêm

*Dặn dò: – Học bài cũ.

– Đọc phần: “ Có thể em chưa biết”.

– Chuẩn bị trước nội dung bài 20

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin tìm hiểu để mở rộng kiến thức cho bản thân.

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Chú ý

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

 

 

 

Kính thưa quý thầy giáo, cô giáo! nhóm Vật lý chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, trình bày nội dung đề tài nêu trên. Do khả năng có hạn, nên không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo để đề tài trên được hoàn thiện hơn.

 Đại Đồng, ngày 22 tháng 2 năm 2021

        Nhóm GV Vật lý trường THCS Kim Đồng

 

 

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG

TỔ TOÁN- LÝ- TIN

 

CHUYÊN ĐỀ CẤP CỤM MÔN VẬT LÝ

 

Tên chuyên đề

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8

  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

        Môi trư­ờng Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh h­ởng tới chất l­ượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái đất.

          Bảo vệ môi tr­ường (BVMT) sống là bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại. Bảo vệ môi trư­ờng đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới

         Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong các con đường có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đảm bảo chiến lược cho cuộc sống bền vững.

       Giáo dục BVMT là một quá trình hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

          Giáo dục BVMT nhằm giúp mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và BVMT; những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề.

         Mục đích của giáo dục BVMT là làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường.

          Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVMT của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để BVMT. Do đó giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn.

     Chương trình Vật lí 8 là một trong những chương trình của Vật lí THCS cần thực hiện tích hợp giáo dục BVMT. Nhóm GV Vật lý THCS Kim Đồng hiểu được sự cần thiết tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học Vật lý và đã chọn đề tài này.

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tích hợp giáo dục BVMT là sự hòa trộn nội dung giáo dục môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

Tích hợp có thể được hiểu là sự kết hợp hữu cơ, có hệ thống ở mức độ khác nhau hoặc các hợp phần của một môn học thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các học phần của môn học đó.

     Dạy học tích hợp được xem là một trong những hướng dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của dạy học tích hợp là làm cho các quá trình học tập của học sinh phong phú hơn, phân biệt được cái cốt lõi với cái ít quan trọng hơn, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống cụ thể hiệu quả hơn; từ đó học sinh được tập luyện và những kĩ năng đa thành phần trong cuộc sống và học tập.

Các nguyên tắc tích hợp:

          – Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi trường.

          – Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện.

          – Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh vào kinh nghiệm thực tế mà các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với môi trường.

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN

            Có thể tóm tắt tình trạng môi trường của Việt Nam hiện nay như sau: cạn kiệt tài nguyên rừng, khoáng sản; suy thoái tài nguyên đất; ô nhiễm và suy kiệt tài nguyên biển; ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; chất độc do chiến tranh để lại gây hậu quả nặng nề; dân số tăng và phân bố không đều gây sức ép lớn đối với môi trường; …Nguyên nhân:

  1. Ô nhiễm do tự nhiên:

          Ô nhiễm tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão… Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm. Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển…

  1. Ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp

       Nước thải công nghiệp không có thành phần cố định. Thành phần cấu tạo phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của mỗi công ty. Nhưng dù thành phần như thế nào thì nó cũng có hại. Các chất gây hại chính có thể kể đến các kim loại nặng, độc hại như Cadimi, Asen, Cacbon monoxít, thủy ngân, chì, Niken…., các anion nitrat, photphat, sunphat… Khi thải ra, các chất thải sẽ được thải vào sông, biển. Khi không được xử lý kỹ sẽ khiến các nguồn nước này bị ô nhiễm. Con người hoặc sinh vật uống phải nước này sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

  1. Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt

    Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.

  1. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:

    Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

  1. Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.

Và còn nhiều nguyên nhân khác.

  1. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
  2. Các phương thức dạy học tích hợp giáo dục BVMT thường dùng là:

 – Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể  cũng chính là các kiến thức về BVMT mà người dạy định đưa vào;

 – Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung liên quan đến vấn đề BVMT mà người dạy định đưa vào. Đây là trường hợp thường xảy ra.

     Kinh nghiệm dạy học Vật lí lớp 8 nên theo phương thức tích hợp bộ phận; vì vậy, cần tuân theo những nguyên tắc nhất định, trước hết có thể là:

            + Tích cực hóa hoạt động học tập của HS;

            + Tích hợp các nội dung chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm; không tràn lan, tùy tiện;

            + Không biến bài học Vật lí thành bài học môi trường.

  1. Thiết kế bài dạy Vật lí 8 theo hướng tích hợp giáo dục BVMT

     Có thể nêu ra Qui trình thiết kế bài dạy Vật lí lớp 8 theo hướng tích hợp giáo dục BVMT bao gồm các bước có liên hệ chặt chẽ với nhau:

      1) Thiết kế mục tiêu dạy học: GV cần xác định rõ mục tiêu tích hợp là gì? Cần đạt tới mức độ nào?

      2) Thiết kế nội dung dạy học: Lựa chọn nội dung nào về giáo dục BVMT, nội dung đó có thể tích hợp với nội dung vật lí nào? Liên quan tới bước này, GV cần xác định được tập hợp tối thiểu những tình huống có thể tích hợp BVMT. Nắm được tất cả các pha tích hợp giáo dục BVMT có trong nội dung dạy học Vật lí.

     3) Thiết kế phương pháp dạy học: GV cần tổ chức những hoạt động nào và bằng những cách nào để đạt được mục tiêu dạy học tích hợp. Trong mỗi hoạt động cần phân biệt được hoạt động của GV và hoạt động của HS, phân bố thời lượng một cách hợp lí. Để có thể xác định được các phương pháp dạy học phù hợp, GV cần tìm hiểu kĩ về nội dung dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, trình độ tiếp thu của HS,… Từ đó có thể lựa chọn cách thức, cấp độ làm việc phù hợp.

     4) Chuẩn bị phương tiện dạy học: Tài liệu, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập,…

     5) Xác định nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá.

  1. Ví dụ:

                                    Tiết 6 :          LỰC MA SÁT.

I/ Mục tiêu:

  1. Kiến thức :

– Nhận biết được một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát.

– Bước đầu phân tích được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, lăn, nghỉ.

  1. Kỹ năng :

– Làm được TN để phát hiện ra lực ma sát nghỉ.

3.Thái độ :

– Tích cực, tập trung trong học tập, làm TN.

   4.Tích hợp :- Kiến thức môi trường:

+ Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.

+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.

– Biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.

+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn:  năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

II/ Chuẩn bị:

   – 1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả cân phục vụ cho TN

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
                                         A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS đọc thông tin đặt vấn đề ở SGK.

+ Giải đáp thắc mắc  sự khác biệt  đó như thế nào?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận.

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

* GV nêu vấn đề:

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thong tin SGK.

– HS thảo luận theo nhóm: Giải đáp thắc mắc về sự khác biệt

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

KTBC:

+ Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? Cho ví dụ

+Quán tính là gì? Cho VD? Hãy giải thích vì sao khi ngồi trên xe khách, khi xe cua phải thì người ta sẽ ngã về trái?

 

                                B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Tìm hiểu khi nào có lực ma sát.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

 GV: cho HS đọc phần 1 SGK

 GV: Lực ma sát do má phanh ép vào vành bánh xe là lực ma sát gì?

 GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?

GV: Hãy lấy VD về lực ma sát trượt trong đời sống?

GV: khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại, lực ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát lăn là gì?

    GV: hãy quan sát hình 6.1 SGK và hãy cho biết ở trường hợp nào có lực ma sát lăn, trường hợp nào có lực ma sát trượt?

GV: Cho HS quan sát hình 6.2 SGK

GV: Làm TN như hình 6.1

GV: Tại sao tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật vẫn đứng yên?

GV: Hãy tìm vài VD về lực ma sát nghỉ trong đời sống, kĩ thuật?

    Nhờ lực ma sát nghỉ mà ta đi lại được.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: Lực ma sát có lợi hay có hại?

GV: Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có hại?

 GV: Các biện pháp làm giảm lực ma sát?

 GV: Hãy nêu một số lực ma  sát có ích?

GV: nếu không có lực ma sát thì sẽ như thế nào?

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

    HS: Thực hiện đọc

    HS: ma sát trượt

 

HS: Vật này trượt lên vật kia

 

HS: Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà, chuyển động của bít tông trong xi lanh.

    HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật kia

 

HS: Hình a là ma sát trượt, hình b là ma sát lăn.

 

 

HS: Quan sát số chỉ của lực kế lúc vật chưa chuyển động

HS: Vì lực kéo chưa đủ lớn

HS: – Ma sát giữa các bao xi măng với dây chuyền trong nhà máy sản xuất xi măng nhờ vậy mà bao xi măng có thể chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện nhóm trả lời C1,C2; hoàn thành kết luận ghi vở.

– Các HS khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS: Có lợi và có hại.

HS: Ma sát làm mòn giày  ta đi, ma sát làm mòn sên và líp của xe đạp …

HS: Bôi trơn bằng dầu, mỡ.

HS: Vặn ốc, mài dao, viết bảng

HS: trả lời

I/ Khi nào có lực ma sát:

  1.Lực ma sát trượt:

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

C1: Ma sát giữa bố thắng và vành bánh xe.

Ma sát giữa trục quạt với ổ trục.

2.Lực ma sát lăn:

Lực này sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật kia.

     C2: – Bánh xe và mặt đường

– Các viên bi với trục

 

 

3.Lực ma sát nghỉ:

C4: Vì lực kéo chưa đủ lớn để làm vật chuyển động.

Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên gọi là lực ma sát nghỉ.

 

 

 

 

II/ Lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật:

   1.Ma sát có thể có hại:

 

2.Lực ma sát có ích:

                                   C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Qua bài học cần ghi nhớ những vấn đề gì?

– Gọi 1HS trả lời phần mở bài (câu C8)

Hướng dẫn HS câu C8

Cho HS ghi những ý vừa giải thích được.

    GV: Ổ bi có tác dụng gì?

GV: tại sao phát minh ra ổ bi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển kĩ thuật, công nghệ?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Yêu cầu HS nhận xét kết quả của bạn và tự nhận xét kết quả của mình.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các nhóm tự hỏi đáp lẫn nhau

 

– HS trả lời cá nhân

 

– HS hội ý theo nhóm bàn (4bạn) và trả lời câu C

HS: Chống ma sát

 

    HS: vì nó làm giảm được cản trở chuyển động, góp phần phát triển ngành động cơ học…

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– HS nhận xét kết quả của bạn

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

                                  D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS đọc thông tin có thể em chưa biết

– Hướng dẫn học sinh làm BT 6.1 SBT

Giáo dục BVMT

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

*Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ SGK.

– Làm BT 6.2; 6.3; 6.4 SBT

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin

 

– Thảo luận

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Các HS dõi nhận xét

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

                                      Tiết 14:                 SỰ NỔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

– Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

– Nêu được điều kiện nổi của vật.

– Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.

– Biết được ảnh hưởng của các chất khí thải đối với môi trường và ảnh hưởng của việc rò rỉ dầu lửa khi vận chuyển đối với sinh vật trong nước.

  1. Kĩ năng:

– Làm thí nghiệm, phân tích  hiện tượng, nhận xét hiện tượng.

  1. Thái độ: Rèn tính tích cực, tự giác trong học tập. Có ý thức tìm các biện pháp khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường nước và không khí.
  2. Tích hợp:

       – Đối với các chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước lên nổi lên trên mặt nước. Lớp dầu này ngăn cản việc hòa tan oxi vào nước vì vậy sinh vật không lấy được oxi sẽ bị chết.

Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải rất lớn (các khí thải NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S…) đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

      – Biện pháp GDMT:

+ Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí (sử dụng các quạt gió, xây dựng nhà xưởng đảm bảo thông thoáng, xây dựng các ống khói…).

+ Hạn chế khí thải độc hại.

+ Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn:  năng lực thực nghiệm, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. CHUẨN BỊ

Cho mỗi nhóm học sinh:

– 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước                             – 1 chiếc đinh

– 1 miếng gỗ  có khối lượng lớn hơn đinh             – Hình vẽ tàu ngầm

– 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN   HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu HS quan sát hiện tượng: Thả hòn bi thép và hòn bi gỗ vào nước.

+ Giải đáp hiện tượng trên

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận.

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

* GV nêu vấn đề: tại sao hòn bi thép chìm còn  hòn bi gỗ vào nước thì nổi.

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS xem hiện tượng.

– HS thảo luận theo nhóm: Giải đáp thắc mắc của vấn đề vừa nêu ra.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

 

 

 

– Không nhất thiết phải yêu cầu HS trả lời đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Nghiên cứu điều kiện để vật nổi, vật chìm:

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? (C1)

Nêu phương và chiều của từng lực?

-Em hãy biểu diễn những lực này

Yêu cầu HS đọc và trả lời C2

-Khi vận chuyển dầu lửa mà bị rò rỉ hoặc tràn dầu sẽ gây ảnh hưởng gì?

-Chất khí thải do sinh họat và sản xuất của con người cũng gây ảnh hưởng tới môi trường ntn?

-Nêu các biện pháp khắc pphục các ảnh hưởng trên?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học.

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*  Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

*Như ở trên ta đã thấy, khi FA > P     thì vật nổi lên. Cuối cùng vật nổi hẳn trên mặt thoáng cuả chất lỏng thì sẽ chuyển động như thế nào?

– Khi vật đứng yên trên mặt chất lỏng thì quan hệ giữa P và FA sẽ như thế nào?

GV: Gợi ý thêm. Hãy quan sát phần miếng gỗ nổi trên mặt nước

– Yêu cầu HS trả lời C3, 4, C5

– Hãy rút ra nhận xét khi vật nổi trên mặt nước thì lực đẩy ác- si – mét được tính như thế nào?

– Tiếp tục cho HS thảo luận C6 để rút ra chú ý.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Khuyến khích các nhóm học sinh trình bày kết quả

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thí nghiệm của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

 

Hs:  Nêu phương và chiều của từng lực?

 

 

 

 

 

 

Hs:  Họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của GV.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện nhóm trả lời C1,C2; hoàn thành kết luận ghi vở.

– Các HS khác có ý kiến bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

 

HS:  Họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của Gv

 

 

 

 

 

HS:  Thảo luận nhóm C3, 4, 5, nêu phương án trả lời; nhận xét; bổ sung, ghi vở phần chốt kiến thức của GV.

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

I.Điều kiện để vật nổi, vật chìm

 

1.     P > FA  Vật chìm (Vật chuyển động xuống dưới ).

 

2.     P = FA Vật lơ lửng (Vật đứng yên).

 

3.     P < FA Vật nổi

 

(Vật chuyển động xuống dưới).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng

F = d.V

Trong đó:

F: độ lớn lực đẩy Ác- si – mét(N)

d: Trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)

V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng(m3)

 

 

                               C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Cho HS làm C6,7, 8, 9.

– Yêu cầu HS làm C6?

– Gọi 1HS trả lời phần mở bài (câu C7)

– Yêu cầu HS hội ý theo nhóm bàn (4 bạn) để trả lời câu C8,9

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các nhóm 2 bạn tự hỏi đáp lẫn nhau. Chứng minh cá nhân

– HS trả lời cá nhân

– HS hội ý theo nhóm bàn (3-4bạn) và trả lời câu C8,9

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– HS nhận xét kết quả của bạn và tự nhận xét kết quả của mình theo hướng dẫn của GV.

– Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

 

Vận dụng:

 

C8. d (Hg) = 136 000 N/m3

d (sắt) = 78 000 N/m3

d (gỗ) = 8 000 N/m3

 

                                     D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Hướng dẫn HS giải bài tập: Một cục nước đá có thể tích V= 500 cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước, (biết KLR nước đá 0,92 g/cm3)(TLR của nước 10 000 N/m3)

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

*Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)

– Trả lời lại các câu hỏi trong SGK

– Làm hết các bài tập trong SBT

– Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”

– Đọc trước bài  13 (SGK).

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc đề, phân tích đề, tóm tắt và trình bày bài giải vào vở tập.

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– 1HS trình bày bài giải

– Các nhóm theo dõi nhận xét

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

 
  1. Tiết dạy minh họa

CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO CỦA CÁC CHẤT     

  1. MỤC TIÊU CHUNG:

1.Kiến thức:

Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

2.Kĩ năng:

Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách; do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

3.Thái độ:  Yêu thích môn học

                   Rèn tính độc lập suy nghĩ, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

  1. Đinh hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. THỜI LƯỢNG: 2 tiết ( Tiết 22 + tiết 23)

-Nội dung 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?

-Nội dung 2: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

  1. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Nội dung 1:  

                            Tiết 22:  CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?  

I.MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

  1. Kĩ năng:

Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

  1. Thái độ: Yêu thích môn học

                   Rèn tính độc lập suy nghĩ,ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

  1. Tích hợp :- Kiến thức môi trường:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. Nên các nguyên tử, phân tử chất này có thể xen lẫn vào khoảng cách của các nguyên tử, phân tử chất kia và ngược lại. Làm cho môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm.

  1. Ô nhiễm môi trường nước:

 

 

Cách khắc phục:

     – Xử lý nước thải đúng cách.

-Hướng đến nông nghiệp xanh.

-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như: vứt rác thải vào đúng nơi quy định, không xả chất độc hại trực tiếp ra ngoài môi trường, sử dụng hàm lượng thuốc hóa học đúng theo hướng dẫn,…

-Xử lý rác sinh hoạt đúng cách.

  1. Ô nhiễm môi trường không khí

Cách khắc phục:

-Không nên đốt rác bừa bãi

-Phân loại rác để đơn vị chuyên trách thu gom xử lý đúng quy trình, kỹ thuật, an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Hạn chế và tiến đến bỏ thói quen dùng túi ni lông sử dụng 1 lần.

  1. Đinh hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo,  năng lực tự quản lí,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm,  năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực trao đổi thông tin.

  1. CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên:

 Cho cả lớp:

 Dụng cụ làm TN vào bài

-Hai bình chia độ hình trụ đường kính 20mm.

-Khoảng 50cm3 rượu và 50cm3 nước

  1. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài học

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG
                                                 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-GV làm TN trộn rượu và nước

-Dùng que khuấy hỗn hợp rượu và nước hòa lẫn vào nhau.Gọi vài HS đọc lại kết quả thể tích hỗn hợp.

-Yều cầu HS so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của rượu và nước?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Gọi vài học sinh lên trả lời

– Yêu cầu HS cả lớp nhận xét

– GV đánh giá, nhận xét

– GV nêu vấn đề vào bài

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-HS quan sát GV làm TN

-Nhận xét trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

-Đại diện vài HS trả lời

-Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

 

 

 

 

 

                                        B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về cấu tạo của các chất

1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tìm hiểu cấu tạo của các chất.

-Tổ chức hoạt động nhóm tìm hiểu trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập.

-Hướng dẫn HS quan sát hình 19.2; 19.3 của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các nguyên tử Silíc, sắt, đồng… qua kính hiển vi để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Gọi đại diện vài HS lên trình bày, các HS khác đối chiếu-nhận xét.

– Chốt lại kiến thức cho HS.

*  Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử.

1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Trên hình 19.3, các nguyên tử Silic có được sắp xếp khít nhau không?

-Vậy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?

-GV giới thiệu mục II

-Giới thiệu TN mô hình

-GV hướng dẫn HS thảo luận để giải thích sự hụt thể đó.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả của học sinh.

-GV chốt lại câu giải thích đúng

-Liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu-nước đặt ra ở TN đầu bài.

-GV kết luận lại cho HS ghi vở

GV tích hợp:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. Nên các nguyên tử, phân tử chất này có thể xen lẫn vào khoảng cách của các nguyên tử, phân tử chất kia và ngược lại. Làm cho môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm.

-Trình chiếu giới thiệu một số hình ảnh

-Yêu cầu học sinh nêu các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước và không khí.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS hoạt động cá nhân đọc SGK tìm hiểu cấu tạo của các chất.

-Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.

 

Quan sát hình vẽ.

 

 

 

 

 

2.Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đại diện cá nhân lên trả lời

-CácHS khác nhận xét,bổ sung.

 

 

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-HS quan sát hình vẽ trả lời

 

-Chú ý GV hướng dẫn giải thích thí nghiệm mô hình.

-Hoạt động nhóm nhỏ giải thích TN

-Rút ra nhận xét trả lời các câu hỏi của GV

 

 

 

2.Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả

HS thảo luận,giải thích sự hụt thể đó

-HS liên hệ giải thích

-HS cả lớp nhận xét-bổ sung

-Các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS nêu các giải pháp khắc phục

I.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

 

* Kết luận:Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

 

 

 

 

 

 

 

 

II.Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

1. thí nghiệm mô hình:(sgk)

 

 

2.Kết luận: Giữa các nguyên tử,phân tử có khoảng cách

 

                                       C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố lại nội dung 1 của chủ đề.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

-Đánh giá kết quả bài làm của HS

-GV chốt lại câu trả lời đúng.

-GV chốt lại nội dung 1 của chủ đề bằng sơ đồ

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Làm việc cá nhân làm bài tập

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Cá nhân HS lên trả lời

– Nhận xét, thảo luận toàn lớp

-HS chú ý và nắm được kiến thức trọng tâm.

                                                   D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV tổ chức cho HS đọc mục có thể em chưa biết trong sgk để mở rộng hiểu biết

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV phân tích cho HS để các em hiểu thêm

*Dặn dò: – Học bài cũ.

– Đọc phần: “ Có thể em chưa biết”.

– Chuẩn bị trước nội dung bài 20

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS đọc thông tin tìm hiểu để mở rộng kiến thức cho bản thân.

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

– Chú ý

 

 

Học sinh nhận nhiệm vụ GV giao về nhà.

 

 

 

 

Kính thưa quý thầy giáo, cô giáo! nhóm Vật lý chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, trình bày nội dung đề tài nêu trên. Do khả năng có hạn, nên không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo để đề tài trên được hoàn thiện hơn.

 Đại Đồng, ngày 22 tháng 2 năm 2021

        Nhóm GV Vật lý trường THCS Kim Đồng