ĐỀ CƯƠNG LÍ 6 HKI

Lượt xem:

Đọc bài viết

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN VẬT LÍ 6 – NĂM HỌC 2020-2021

I/ LÝ THUYẾT

1/ Để đo độ dài người ta dùng dụng cụ nào? Tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó. Nêu đơn vị đo độ dài.

2/ Để đo thể tích người ta dùng dụng cụ nào? Tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó. Nêu đơn vị đo thể tích và các cách đo thể tích.

3/ Định nghĩa khối lượng? Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ nào? Tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó. Nêu đơn vị đo khối lượng.

4/ Lực là gì? Cho ví dụ. Thế nào là hai lực cân bằng? cho ví dụ

5/ Nêu các kết quả tác dụng của lực. Mỗi kết quả cho 2 ví dụ.

6/ Để đo lực người ta dùng dụng cụ nào? Nêu cách đo lực và đơn vị của lực.

7/ Thế nào là biến dạng đàn hồi? Cho vài ví dụ về vật có tính chất đàn hồi. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi.

8/ Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực. Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.

9/ Nêu định nghĩa, đơn vị, công thức Khối lượng riêng. Giải thích các đại lượng trong công thức

10/ Nêu định nghĩa, đơn vị, công thức Trọng lượng riêng. Giải thích các đại lượng trong công thức

11/ Nêu các loại máy cơ đơn giản, tác dụng của chúng và cho ví dụ trong thực tế có sử dụng các loại máy cơ đơn giản đó.

II.BÀI TẬP:

1.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng

Câu 1. Giới hạn đo của một thước đo độ dài là:

  1. độ dài giữa hai vạch chia trên thước. B. độ dài nhỏ nhất mà thước đo được.
  2. độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. độ dài của cái thước đó.

Câu 2. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là:

  1. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ.
  2. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích.

Câu 3. Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của một vật là

  1. P = 10m. B. P = .              C. P = .                   D. 10P = m.

Câu 4.  Trong các lực dưới đây, lực đàn hồi là:

  1. lực mà 4 chân ghế tì lên mặt đất mềm làm đất lún xuống.
  2. trọng lượng của vật nặng tác dụng lên dây khi treo vật.
  3. lực của lò xo giảm xóc tác dụng lên người, khi ta ngồi trên yên xe đạp.
  4. lực cản của nước tác dụng lên thuyền, khi thuyền chuyển động.

Câu 5. Khi nói về khối lượng, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?

  1. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
  2. B. Khối lượng của hộp cà phê chỉ lượng cà phê chứa trong hộp.
  3. Khối lượng của một hộp bánh chỉ số chiếc bánh đựng trong hộp.
  4. Đơn vị đo khối lượng là ki lô gam.

Câu 6. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải  là ứng dụng của máy cơ đơn giản?

  1. Búa nhổ đinh B. Kìm điện. C. Kéo cắt giấy. D. con dao thái.

Câu 7.  Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận không đúng là:

  1. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn
  2. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ
  3. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
  4. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

Câu 8. An đứng dưới đất và Bình đứng trên thùng xe cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô. Nhận xét nào dưới đây là đúng?

  1. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩy
  2. An và Bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo.

Câu 9.  Tác dụng của máy cơ đơn giản là:

  1. để vận chuyển các vật to. B. để hoàn thành công việc nhanh hơn.
  2. để thực hiện công việc dễ dàng hơn. D. để thực hiện công việc nhiều hơn.

Câu 10. Ở mặt đất, một quả nặng có trọng lượng 0,1N thì khối lượng của quả nặng gần bằng

  1. 1000g B.100g C. 10g           D. 1g

Câu 11.  Cho biết 15 kg cát có thể tích là 10 dm3. Khối lượng riêng của cát là:

  1. 1,5 kg/m3 B. 1500 kg/m3 C. 150 kg/dm3          D. 150 kg/m3

Câu 12.  Ở mặt đất, cân nặng của An là 30kg, cân nặng của Bình gấp 1,2 lần cân nặng của An. Vậy, trọng lượng của Bình là:

  1. 3,6N B. 36kg C. 360N                  D. 360kg

Câu 13. Biết khối lượng riêng của dầu hoả là 800kg/m3. Thể tích của 0,6kg dầu hỏa là:

  1. 0,00075 lít B. 0,0075 lít C. 0,075 lít                     D. 0,75 lít

Câu 14: Công thức tính trọng luợng riêng là:

  1.   d =                          B.   D = .                C.  D=  .            D.   m = D.V

Câu 15: Một vật có khối luợng 5kg thì có trọng lượng là bao nhiêu?

  1. 5N .                   B. 25N .                      C. 35N.                       D. 50N

Câu 16 : Hai lực cân bằng là hai lực :

  1. đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
  2. đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.
  3. đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
  4. đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.

Câu 17. Nguời ta có thể dùng mặt phẳng nghiêng để:

A . Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.                    B . Dắt xe lên thèm nhà cao.

  1. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.        D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo   phương thẳng đứng.

Câu 18. Trong các vật sau đây vật biến dạng đàn hồi là:

  1. Một tờ giấy bị gấp đôi. B. Một sợi dây cao su bị kéo dãn vừa phải.
  2. Một cành cây bị gãy. D. Một ổ bánh mì bị bóp bẹp.

Câu 19. Một thùng hàng có khối lượng 4kg. Trọng lượng của 10 thùng hàng đó là:

  1. 40N B. 400N                     C. 4000N                     D. 40000N

Câu 20:  Một bình chia độ có ĐCNN là 1cm3 và chứa 80 cm3 nước. Khi thả một hòn sỏi ngập vào nước thì mực nước dâng lên tới vạch 125cm3. Thể tích của hòn sỏi là:

  1. 125cm3             B.   205cm3                C. 45cm3 D.   35cm3

Câu 21: Những vật sau đây, vật nào có tính chất đàn hồi?

A.Sợi dây đồng       B. Sợi dây cao su       C. Cái nồi nhôm                            D. Cục đất sét           

Câu 22: Trên vỏ hộp thịt có ghi 500 g. Số đó chỉ :

  1. Thể tích của cả hộp thịt B   Trọng lượng của cả hộp thịt

C   Khối lượng của thịt trong hộp                   D.  Khối lượng của cả hộp thịt

Câu 23:   Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta.

  1. Mét khối (m3)           B . mét (m)             C  centimet (cm)          D   Kilômet (Km)

Câu 24: Công thức tính khối lượng riêng là:

  1. d =   B.   D = .              C.  D=  .            D.   m = D.V

Câu 25 : Đơn vị đo của lực là:

  1. Kilôgam (kg) B. kilômét (km)              C. Niutơn (N)          D. Lít (l)
  2. Tự luận:

Bài  1/  Đổi các đơn vị sau.

  1. 1000 cm3 =…………….m3.              d. 40 lạng =……………….kg.
  2. 20 cm = ……………… m. e. 1,5 m =……………………..dm =……………..cm
  3. 1,2 m3 = ………………lít. f. 10 lit =………… ………….dm3 =……………..m3

Bài 2/  Một tảng đá có thể tích 1,2 m3.  Cho khối lượng riêng của đá là 2650 kg/m3.

Tìm khối lượng và trọng lượng của tảng đá.

Bài 3/ Một vật bằng kim loại có thể tích 20dm3 và khối lượng 156 kg

  1. Tính trọng lượng của vật đó ?
  2. Tính khối lượng riêng của vật đó?

Bài 4/ Một khối nhôm có kích thước dài 20 cm, rộng 10cm, cao 5cm. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3.

a.Tính khối lượng của khối nhôm đó.

b.Tính trọng lượng của khối nhôm.

c.Tính trọng lượng riêng của nhôm.

Bài 5/ Một xe cát có thể tích 2m3, có khối lượng 3 tấn

  1. Tính trọng lượng của xe cát ?
  2. Tính khối lượng riêng của cát ?
  3. Tính trọng lượng riêng của cát?

Bài 6/ Chỉ có bao gạo và chiếc cân Robecvan với  1 quả cân loại 5 kg, và 1 quả cân loại 3kg. Làm thế  nào lấy ra đúng 1kg gạo?

Bài 7/ Một người muốn đong 1 lít nước mắm  nhưng người đó chỉ có 2 ca đong có GHĐ 3 lít và 2 lít, cả hai đều không có vạch chia. Làm thế nào để đong được đúng 1 lít chỉ với 2 ca đong này?