ĐỀ KT GIỮA KÌ 1 CN8
Lượt xem:
PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG |
KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN CÔNG NGHỆ – KHỐI LỚP 8 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 18 câu)
|
|
(Đề có 2 trang) | ||
Họ tên: ……………………………………………………… Số báo danh: ………………. | ||
ĐIỂM | LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN |
I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1: Hình chóp đều có các mặt bên là:
- Các tam giác vuông bằng nhau B. Các tam giác cân bằng nhau
- Các tam giác đều bằng nhau D. Các tam giác bằng nhau
Câu 2: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật như thế nào?
- Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng.
- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
- Hình chiếu đứng bên phải hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
Câu 3: Nếu đặt mặt đáy của nón song song với mặt phẳng chiếu bằng, thì hình chiếu bằng của hình nón là:
- Hình tròn B. Hình vuông C. Hình chữ nhật D. Hình thang cân
Câu 4: Vật thể nào sau đây là khối đa diện.
- Lon sữa đặc B. Kim Tự Tháp C. Quả bóng D. Cái nón
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bản vẽ kĩ thuật?
- trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu theo quy tắc thống nhất, thường vẽ theo tỉ lệ.
- trình bày các kí hiệu theo quy tắc thống nhất
- Thường vẽ theo tỉ lệ
- trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng hình vẽ theo quy tắc thống nhất
Câu 6: Hình chiếu đứng thuộc mặt phẳng chiếu nào? Và có hướng chiếu như thế nào?
- Mặt phẳng chiếu đứng, từ trái qua. B. Mặt phẳng chiếu đứng, từ trên xuống.
- Mặt phẳng chiếu đứng, từ sau tới. D. Mặt phẳng chiếu đứng, từ trước tới.
Câu 7: Theo em, tại sao mỗi chiếc máy hoặc thiết bị, nhà sản xuất có kèm theo bản hướng dẫn sử dụng?
- Giúp sử dụng sản phẩm an toàn B. Giúp sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả
- Giúp sử dụng sản phẩm an toàn hoặc hiệu quả D. Tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm
Câu 8: Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở:
- dưới mặt phẳng cắt B. trên mặt phẳng cắt
- sau mặt phẳng cắt D. trước mặt phẳng cắt
Câu 9: Có những loại phép chiếu nào?
- Phép chiếu xuyên tâm B. Phép chiếu vuông góc
- phép chiếu xuyên tâm, vuông góc và song song. D. Phép chiếu song song
Câu 10: Bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin dùng trong:
- Sản xuất B. Đời sống
- Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 11: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng chiếu, hình nhận được trên mặt phẳng chiếu đó gọi là:
- mặt phẳng chiếu B. hình chiếu C. vật chiếu D. vật thể
Câu 12: Trong các đồ vật sau, đồ vật nào có dạng tròn xoay?
- Bát, đĩa, chai (lọ) B. Bát, nồi, chai(lọ)
- Chai(lọ), bát , bàn D. Đĩa, bàn, ghế
Câu 13: Để biểu diễn rõ hơn bộ phận bên trong bị che khuất của vật thể, người ta dùng:
- Hình biểu diễn ba chiều vật thể B. Hình cắt
- Hình chiếu D. Hình chiếu vuông góc
Câu 14: Lăng trụ đều được tạo bởi:
- Hai mặt đáy là hai đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là các tam giác
- Hai mặt đáy là hai đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau
- Hai mặt đáy là hai đa giác, các mặt bên là các tam giác đều bằng nhau
- Hai mặt đáy là hai đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật
Câu 15: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống: “Khi quay ……… một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón”
- Hình thang vuông B. Hình chữ nhật
- Hình tam giác vuông D. Hình vuông
II.Tự luận:
Câu 16: Tìm 4 ví dụ về vật thể có dạng khối tròn xoay? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh là hình gì?
Câu 17: Cho vật thể với các hướng chiếu A,B, C và các hình chiếu 1,2,3 (Hình1)
- Đánh dấu (x) vào bảng 1.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu
- Ghi tên gọi các hình chiếu 1,2,3 vào bảng 1.2
B
C
3 1
A 2
Hình 1
Bảng 1.1
|
Bảng 1.2
|
Câu 18: Vẽ hình cắt (ở vị trí hình chiếu đứng)
và hình chiếu bằng của vật thể trên mặt phẳng với kích thước đã cho theo đơn vị mm
|